Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Những lưu ý khi đi du lịch Ấn Độ

Bodh-Gaya-chua-Mahabodhi 
Ấn Độ là một thế giới thu nhỏ, với đủ các sắc tộc, tôn giáo, giàu nghèo.
Khi đến với đất nước Ấn Độ bạn nên chú ý đến một số đặc điểm về phong tục, tập quán, khí hậu ... một số những lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích trước khi du khách tới đất nước này.


Những lưu ý khi đi du lịch Ấn Độ

1. THỜI GIAN VÀ THỜI TIẾT:
- Thời gian : Giờ địa phương tại Ấn Độ trễ hơn Việt Nam 1:30( VD: Tại Ấn Độ là 9:00 sáng thì tại Việt Nam là 10:30 sáng )
- Thời tiết : điều kiện thời tiết và khí hậu ở Ấn Độ khá đa dạng. Với  3 mùa chính: mùa hè, mùa mưa và mùa đông.
Mùa hè ở Ấn Độ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6.. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 và mùa đông từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm.
Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Ấn Độ là vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 vì khi đó thời tiết rất dễ chịu và hoàn hảo để đi khắp Ấn Độ.

2.NGÔN NGỮ:
Ấn Độ là một đất nước đa chủng tộc. Nơi đây có hàng trăm ngôn ngữ được sử dụng. Có khoảng 21 ngôn ngữ được xem là sử dụng chính thức ở quốc gia này. Ngoài ra, người Ấn Độ sử dụng tiếng Anh rất thành thạo, đặc biệt là những cư dân ở miền Bắc Ấn. Anh ngữ đã trở thành một phương tiện truyền đạt phổ biến.

3. TIỀN TỆ:
Tiền tệ của Ấn Độ được gọi là Ruppe. 1 Ruppe = 400VNĐ ( tùy từng thời điểm).
Việc đổi tiền tại Ấn Độ khá phức tạp vì thế bạn nên lưu ý nhừng điểm dưới đây:
-   Séc du lịch chỉ có thể được chấp nhận ở các ngân hàng có tiếng.
-    Dollar và Pounds dễ dàng chấp nhận hơn so với các loại tiền tệ khác.
-    Luôn đỏi tiền tại những nơi được công nhận hoặc có chứng nhận hợp pháp.
-    Lưu tất cả các biên nhận trao đổi vì nó có thể được yêu cầu nếu bạn muốn áp dụng cho gia hạn visa, hoặc khi đi lại.
-    Bạn có thể nhận được dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại các sân bay.
-    Một số khách sạn năm sao , các trung tâm giao dịch quốc tế.

4. PHÒNG BỆNH KHI ĐI DU LỊCH:
Để phòng bệnh hữu hiệu khi đi du lịch Ấn Độ bạn nên chú ý:
-    Không uống nước từ vòi. Luôn luôn mua nước đóng chai, uống nước đun sôi nếu bạn có thể. Trong khi mua nước đóng chai, kiểm tra xem còn nguyên vẹn hay không.
-    Ăn các món chay ở Ấn Độ rất được khuyến khích. Nếu bạn không muốn ăn chay thì hãy chọn một khách sạn thay vì một nhà hàng nhỏ.
-    Không nên ăn hoa quả hoặc salad tại các nhà hàng bên lề đường. Vì ở đó mức độ ô nhiễm rất cao và khá nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
-    Quý khách nên chuẩn bị một túi thuốc cá nhân như: băng keo, thuốc chông viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống đau bao tử và kem chống muỗi….
-    Trong trường hợp Quý khách đi du lịch vào thời điểm mùa hè, Quý khách cần chú ý mang theo những đồ dùng chống lại ánh nắng mặt trời, có thể gây hại cho da của bạn như: mũ, nón rộng vành, kính mát, kem chống nắng,….

5. ĂN Ở, ĐI LẠI, MUA SẮM:
- Mua sắm:  Mua sắm ở Ấn Độ rẻ, đồ thủ công mỹ nghệ đẹp, tinh xảo nhưng quần áo thì không hợp lắm với người Việt Nam vì rất màu  sắc. Quý khách cũng nên cẩn trọng khi mua bất kỳ món đồ gì và phải mặc cả. Có cửa hàng nói thách tới 300% và thật khó để trả giá đúng các sản phẩm.
- Ăn ở: Đồ ăn của người Ấn có mùi khá nặng và khá khó ăn với người Việt. Cho nên, Quý khách nên mang theo một số đồ khô để tránh đói như mì tôm, lương khô...
Quý khách nào có nhu cầu ăn chay thì báo trước với đơn vị lữ hành để chuẩn bị trước.
Các khách sạn của Ấn Độ và Nepal tuy cùng hạng 3* nhưng không đẹp bằng Việt Nam và tình trạng cúp điện có thể xảy ra thường xuyên.
Trong suốt quá trình tham quan, nếu bạn không phải là những nhà tu hành thì cũng phải ăn mặc chỉnh tề và không mặc váy ngắn hay quần sooc. Vì trong chương trình hầu hết các ngày đều có đi chiêm bái các Thánh địa và các nới linh thiêng trên đất Phật.
- Vận chuyển: Đến Ấn Độ - Nepal bạn sẽ có phần ngạc nhiên về các phương tiện vận chuyển của du lịch vì chúng khá cũ kỹ. Đối với tàu hỏa thì khá ồn ào và có tiếng động cơ khá to.

6. ĐIỆN VÀ ĐIỆN THOẠI:
- Ấn Độ sử dụng hệ thống điện như Việt Nam : 220volt, sử dụng ổ cắm 2 chấu.
- Việc đăng kí Sim điện thoại tại Ấn Độ rất phức tạp nên khi quý khách có nhu cầu gọi điện thoại, tại khách có phương tiện cho quý khách gọi về nhà khi cần thiết. Báo cho HDV để được hỗ trợ. Tại Ấn Độ vẫn có hệ thống IDD Roaming nếu quý khách đã có đăng ký tại Việt Nam.
- Gọi về Việt Nam: - TP.HCM: 0084.8.XXXX
- HÀ NỘI: 0084.4.XXXX
- DI ĐỘNG: 0084.903 (913) XXXX
- Gọi đi Ấn Độ: 0091.XXXX

7. AN NINH:
Trong khi đi du lịch Ấn Độ bạn nên chú ý cất giữ tiền của mình cẩn thận, tránh tình trạng sơ hở sẽ bị mất tiền, một số kinh nghiệm cho qúy khách cất giữ tiền:
-    Quý khách nên mua một loại đai hoặc túi được gắn chặt vào thắt lưng (eo) và cũng có thể được đeo theo người. Đó là cách phổ biến và an toàn nhất khi mang tiền đi du lịch.
-    Cất giữ những giấy tờ tùy thân ở một nơi kín đáo
-    Không mang quá nhiều tiền mặt theo người.
-    Hãy cảnh giác với những kẻ móc túi ở những nơi đông người.
-   Quý khách nên đi theo chương trình và kế hoạch du lịch đã được đưa ra từ trước.
-    Không bao giờ thảo luận về kế hoạch du lịch của bạn với người lạ.
-    Tránh đi du lịch một mình vào ban đêm. Không đi trên đường bộ và đường hẹp khi quá tối.
-    Không bàn giao hành lý của bạn cho bất kỳ người nào không rõ lai lịch, ngoại trừ nhân viên khách sạn.
-    Không để người lạ hoặc những người khả nghi trong phòng của bạn.
-    Tất cả các mặt hàng có giá trị như tiền, séc, hộ chiếu, đồ trang sức, vv…,  nên được giữ một cách an toàn trong khách sạn hoặc trong một vali an toàn.
-    Làm bản sao các giấy tờ tùy thân quan trọng để mang theo người. Cất giữ bản chính cẩn thận.

8. NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO PHỤ NỮ:
-    Không nên mặc quần áo hở hang hoặc gây sự chú ý, phản cảm khi ở Ấn Độ.
-    Nên mặc quần jean, áo sơ mi, quần dài và áo cotton, tóm lại quần lại là lựa chọn tốt hơn đồ ngắn.
-    Không nên thể hiện tình cảm riêng tư tại nơi công cộng, đó là những cử chỉ làm xúc phạm đối với người Ấn Độ.
-    Có thể nói “Hi” hoặc “Hello” được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi nhưng tốt nhất để chào hỏi một người cao tuổi nên nói “Namaste”.
-    Ấn Độ thường không cho phép phụ nữ hút thuốc lá ở nơi công cộng.
-    Nếu bạn tình cờ đi qua một đường phố hoặc một lễ hội rước, tốt nhất là không tham dự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét